Tìm kiếm
Van giảm áp : Phân loại, cấu tạo và nguyên lý

Công năng:

Van giảm áp là một van áp suất có tác dụng giữ áp suất đầu ra của van ở một giá trị thiết lập sẵn thấp hơn áp suất đầu vào. Điểm khác nhau cơ bản giữa van giảm áp và các van áp suất đầu vào (van an toàn, van tràn) là thiết lập áp suất tại đầu ra của van.  Có 2 dạng van giảm áp.

Đặt hàngThông số kỹ thuật
    Dạng 1: Thiết lập quan hệ áp suất đầu vào và đầu ra của van P1 và P2
  Cấu tạo của van: gồm phần tử điều khiển dạng ống trượt 1, ống trượt này bị ép vào đế bởi lò xo 2, lực ép của lò xo 2 được điều chỉnh bởi vít xoay 3. Cửa 4 của vỏ van nối với ống dẫn áp suất cao, cửa 5 của van nối với ống dẫn áp suất thấp. Ở vị trí ban đầu của van là vị trí bị ép vào đế đỡ, cửa vào và cửa ra không được thông nhau. Khi tăng áp suất cửa vào  P1, áp suất  P1 càng lớn tiết diện thông nhau giữa 2 cửa càng lớn và áp suất  P2 càng lớn.


ENDTEU094134  Quan hệ giữa áp suất đầu vào và đầu ra của van thể hiện bằng biểu thức dưới, lực lò xo ban đầu Pnpvà C độ cứng của lò xo.
ENDTEU094134
Dạng 2: Giữ cố định áp suất P2 tại cửa ra của van – vì vậy có thể gọi là van ổn áp

   Van giảm áp  dạng này giữ cố định áp suất tại cửa ra của van mà không phụ thuộc vào độ biến động áp suất của dòng chất lỏng tới hoặc đi khỏi van. Có 2 loại van dạng 2: van tác động trực tiếp và van tác động gián tiếp.


Van tác động trực tiếp
ENDTEU094134

   1- Vỏ van, 2 – phần tử điều khiển, 3 – lò xo, 4 – vít điều chỉnh, 5 – rãnh nối, 6 – thùng chứa.
   Tại vị trí ban đầu van mở hoàn toàn, độ rộng cửa ra thiết lập bởi vít 4. Tác dụng của van là hầu như giữ không đổi giá trị P2 tại cửa ra.
   Giả sử vì một lý do nào đó trong hệ thủy lực làm  P2  tăng. Khi đó áp suất khoang trống nối với cửa ra của van bằng rãnh 5 cũng tăng lên, đẩy phần tử điều khiển đi lên trên, kết quả là làm giảm tiết diện cửa thoát, dẫn tới làm giảm P2 . Trường hợp P2 giảm thì phần tử điều khiển đi xuống làm tăng tiết diện cửa thoát kéo theo tăng P2 Như vậy quá trình này làm cho P2 gần như không đổi.
Van giảm áp tác động gián tiếp.
   Cấu tạo : gồm phần tử điều khiển chính - ống trượt 1, ống trượt có dạng trụ với các đoạn có kích thước khác nhau (hình dưới), lò xo cố định 2 với độ cứng nhỏ, phần tử điều khiển phụ 5 ở dạng van bi trượt. Lực nén của lò xo 4 ở van phụ có thể điều chỉnh bởi vít xoay 3. Vỏ của van có các rãnh nối khoang 7 và 8 với cửa ra của van. Ống trượt 1 có rãnh 9 nối liền khoang 6 với khoang 8.


ENDTEU094134
    Lò xo 4 thiết lập một áp suất lớn hơn áp suất cửa vào của van  P1 , khi đó ống trượt 1 ở vị trí ban đầu (nhìn hình ). Trong trường hợp khoang 6, 7 và 8 có cùng áp suất là  P1, khoang 10 nối với khoang 11, khi đó chất lỏng chảy tự do qua van (tính chất giảm áp - ổn áp không được thể hiện).

Khi thiết lập lò xo 4 một giá trị P2 >P1,van phụ dạng bi trượt sẽ mở và chất lỏng từ khoang 6 thoát ra thùng chứa một lượng nhỏ. Nhờ đó dòng chảy qua rãnh 9 được tạo thành, cùng với nó trở lực thủy lực bị mất đi. Kết quả là áp suất ở khoang 6 tụt và ống trượt chính bị nâng lên, làm giảm tiết diện thông nhau giữa khoang 10 và 11.Vì thế mà áp suất trong khoang 11, 8 và 7 giảm xuống, tác động vào ống trượt và làm tăng tiết diện thông nhau giữa khoang 10 và 11. Quá trình đó lặp đi lặp lại, làm cho ống trượt thực hiện dao động quanh vị trí thiết lập. Mọi sự thay đổi áp suất ở cửa vào hoặc cửa ra của van đều kéo theo sự di chuyển của ống trượt. Tóm lại tại cửa ra áp suất được giữ cố định.
   Trong van dạng này khoang 7 là một rãnh hẹp, nối khoang với cửa ra có tác dụng như một thiết bị chống rung và làm giảm dao động.

  • Hệ điều khiển thủy khí nén: Sơ lược và phạm vi ứng dụng
  • Van phân phối- Phần 2: Van phân phối dạng ống trượt
  • Van phân phối - Phần 1: Giới thiệu và Phân Loại
  • Sự khác nhau giữa van tràn và van an toàn
  • Van an toàn: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu-nhược điểm
  • Van giảm áp : Phân loại, cấu tạo và nguyên lý
  • Van tiết lưu - Phần 2
  • Van tiết lưu - Phần 1: Phân loại và Cấu tạo
  • Ống dẫn thủy lực - Phần 3: Tính toán ống dẫn
  • Ống dẫn thủy lực - Phần 2: Mối nối thủy lực
  • Ống dẫn thủy lực - Phần 1: Phân loại và cấu tạo
  • Van phân phối - Phần 3: Van phân phối dạng xoay
  • Xylanh thủy lực: Giới thiệu, Cấu tạo, Phân Loại
 
CÁC SẢN PHẨM CÙNG LOẠI:
KYPCJD100803
Xylanh thủy lực: Giới thiệu, Cấu tạo, Phân Loại
GIỎ HÀNG
Sản phẩm:   0 cái
Thành tiền:   0 VNĐ
DANH MỤC SẢN PHẨM
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Mr Vinh 0913771002 lengoc_vinh@yahoo.com
DỊCH VỤ MỚI
Sửa chữa, bảo trì máy phát điện dự phòng
sua chua bao tri may phat dien du phong
Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện Quý khách cần kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện định kỳ từ 3 - 6 tháng/1 lần để giảm thiểu những nguy cơ gây hỏng hóc và giảm tuổi thọ máy phát điện. Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình luôn có mặt kịp thời khi khách hàng có yêu cầu. Chuyên viên kỹ thuật sẽ khảo sát...
Cơ điện tử hay kỹ thuật Cơ khí và Điện tử học
co dien tu hay ky thuat co khi va dien tu hoc
Cơ điện tử Cơ điện tử (hay kỹ thuật Cơ khí và Điện tử học) là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Mục đích của lãnh vực kỹ thuật nhiều lãnh vực này là nghiên cứu các máy tự hành từ một viễn cảnh kỹ thuật và phục vụ những mục đích kiểm soát của những hệ thống lai tiên tiến. Chính từ là kết hợp của 'Cơ khí' và...
Tiêu chuẩn Phòng chống cháy nổ Việt nam
tieu chuan phong chong chay no viet nam
TCVN 2622:1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế. TCVN 3254:1989: An toàn cháy - Yêu cầu chung TCVN 3255:1986: An toàn nổ - Yêu cầu chung TCVN 3991:85: Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng. Thuật ngữ - Định nghĩa TCVN 4879:1989: Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn TCVN 5279:90: Bụi cháy - An toàn cháy nổ - Yêu...
Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
kiem dinh phuong tien phong chay va chua chay
Căn cứ khoản 5, điều 39 Nghị định số:35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính Phủ về Phương tiện phòng cháy và chữa cháy : - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an . Căn cứ mục XX Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của...
Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler
phu kien chong set
là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hịện nay. Nó dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước. Hệ Thống Sprinkler là một hệ thống liên kết các đường ống chạy ngầm dưới đất và trên mặt đất, được thiết kế theo những tiêu chuẩn của công...
Hệ Thống Chữa Cháy Tự Động bằng nước
san pham
Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hịện nay. Nó dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước. Hệ Thống Sprinkler là một hệ thống liên kết các đường ống chạy ngầm dưới đất và...
Trang chủGiới thiệuSản phẩmDịch vụLiên hệ
Bản quyền thuộc về Công ty Cổ Phần Bảo Trì Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 1/6, đường 12, KP2, P.Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Email: daunhotdaukhi@gmail.com    -   lengoc_vinh@yahoo.com
Thiết kế và phát triển bởi E.M.S.V.N
Đang online: 47
Lượt truy cập: 927814469