Tìm kiếm
Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler

Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler

Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hịện nay.
Nó dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước.

Hệ Thống Sprinkler là một hệ thống liên kết các đường ống chạy ngầm dưới đất và trên mặt đất, được thiết kế theo những tiêu chuẩn của công nghệ chữa cháy. Có thể bố trí một hoặc nhiều nguồn cấp nước tự động. Phần hệ thống nằm trên mặt đất là một mạng đường ống được thiết kế theo nguyên tắc ''tính toán thủy lực'' hoặc nguyên tắc ''định cỡ đường ống'', và được lắp đặt bên trong một building, một công trình kiến trúc, hoặc một khu vực, mà nhìn chung, nó nằm cao qúa đầu, và trên đường ống ấy, những đầu sprinklers được bố trí sao cho khi phun nước ra, nó bao trùm một vùng không gian được tính toán trước. Van điều khiển mỗi riser của hệ thống được đặt trên riser hoặc trên đường ống cấp nước cho nó. Mỗi riser của hệ thống sprinkler gồm có một thiết bị kích hoạt báo động khi hệ thống khởi động vận hành chữa cháy. Thường thì hệ thống được kích hoạt bằng nhiệt phát ra từ đám cháy, và nó phun nước ra phủ trên khu vực có cháy.

Có nhiều loại hệ thống sprinkler:
Wet Pipe System Hệ Thống Có Nước. Là hệ thống sprinkler có các đầu sprinklers tự động được gắn vào hệ thống ĐƯỜNG ỐNG CÓ CHỨA SẴN NƯỚC, và nối kết với nguồn nước, nhờ đó, nước sẽ phun ra ngay lập tức, qua các sprinklers đã mở do nhiệt từ đám cháy phát ra kích hoạt.

phu kien chong set

Dry Pipe System (Hệ Thống Khô). Là hệ thống sprinkler có các đầu sprinklers tự động được gắn vào hệ thống ĐƯỜNG ỐNG CÓ CHỨA không khí hoặc nitrogen được duy trì bởi áp lực, và khi sprinklers đã mở do nhiệt từ đám cháy phát ra kích hoạt, khí bên trong đường ống thoát ra, cho phép áp lực nước làm mở dry pipe valve. Nhờ đó, nước chảy vào hệ thống đường ống, và rồi phun nước ra qua các sprinkler đã mở

phu kien chong set

Preaction System (Hệ Thống Kích Hoạt Trước). Là hệ thống sprinkler có các đầu sprinklers tự động được gắn vào hệ thống đường ống có chứa không khí, có thể có hoặc không có áp lực, và có một hệ thống báo cháy bổ sung được lắp đặt tại cùng những vị trí có đặt đầu sprinkler. Khi hệ thống báo cháy kích hoạt, nó sẽ mở van cho phép nước chảy vào hệ thống đường ống, và rồi phun nước ra qua các sprinkler đã mở.

Deluge System (Hệ Thống Hồng Thủy). Là hệ thống sprinkler dùng các đầu sprinklers mở sẵn được gắn vào một nguồn nước, qua một van mà van đó sẽ được mở do sự kích hoạt của một hệ thống báo cháy được lắp đặt tại cùng những vị trí có đặt đầu sprinkler. Khi van này mở, nước sẽ chảy vào hệ thống đường ống, và rồi phun nước ra qua tất cả các sprinklers đã lắp đặt.

Combined Dry Pipe-Preaction System (Hệ Thống Kết Hợp Hồng Thủy-Kích Hoạt Trước) Là hệ thống sprinkler có các đầu sprinklers tự động được gắn vào hệ thống đường ống có chứa không khí, có áp lực, và có một hệ thống dò cháy bổ sung được lắp đặt tại cùng những vị trí có đặt đầu sprinkler. Khi hệ thống dò cháy kích hoạt, nó sẽ kích các thiết bị nhả và rồi thiết bịi nhả này sẽ mở các dry pipe valves cùng lúc mà không mất áp lực không khí trong hệ thống. Việc kích hoạt hệ thống báo cháy cũng làm mở các van xả khí đặt ở điểm cuối của feed main. Các van xả khí, thông thường, sẽ được mở trước khi các đầu sprinkler mở. Hệ thống dò cháy đồng thời cũng hoạt động như một hệ thống báo động....

Các sản phẩm khác

phu kien chong setPCCC nhà xưởng công nghiệpphu kien chong setHệ Thống Chữa Cháy Tự Động CO2CO2 là một chất khí sạch, không làm rỉ sét, nó dập tắt cháy bằng cách làm loãng hỗn hợp không khí & CO2 tới một tỷ lệ ở dưới mức giới hạn có thể duy trì sự cháy. Hệ thống này ứng dụng tại những nơi mà nếu dùng những chất chữa cháy khác có thể làm hư hỏng máy móc, thiết bị.
Vì khí phun ra có thể gây ngạt thở cho con người hiện diện trong khu vực, vì vậy, hệ thống luôn luôn dành một thời gian trì hoãn với tín hiệu báo động để cảnh báo trước khi phun khí, để con người kịp thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.phu kien chong setHệ thống chữa cháy phu kien chong setThi công cấp nước chữa cháy vách tường

Thi Công Lắp Đặt Hệ Thống PCCC theo bản vẽ thiết Kế hệ thống PCCC đúng tiêu chuẩn, chủng loại vật tư chất lượng, giảm chi phí cho chủ đầu tư.

Việc thi công cần phải thực hiện chặt chẽ và nghiêm ngặt theo từng công việc, có hệ thống để đảm bảo chất lượng cho công trình khi hoàn thành.
Thi công phải theo đúng Quy Trình quản lý chất lượng của Nhà Nước, Nghị Định 209/2004/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn, Nghị định liên quan.
Các tiêu chuẩn và hồ sơ áp dụng thi công:
Hồ sơ thiết kế
TCVN 3890 – 2009: Phương tiện phòng cháy & chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
TCVN 7336 - 2003: PCCC hệ thống PCCC – yêu cầu lắp đặt.
TCVN 5738 - 2001: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 2622 - 1995: PCCC cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
TCVN 6484: chống sét cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế.
TCVN 5873:1995._ Mối hàn thép
TCVN 7472:2005._ Hàn. Các liên kết hàn nóng chảy ở thép
TCVN 5639:1991 :Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong – Nguyên tắc cơ bản.
Các Tiêu Chuẩn Xây Dựng Việt Nam liên quan.
Để đảm bảo Quy trình quản lý chất lượng của nhà nước ban hành về việc thi công cũng như khối lượng vật tư và khối lượng hoàn thiện công việc thi công theo từng thời điểm trên cơ sở tiến độ thi công của Nhà Thầu trình Chủ Đầu Tư và Ban Quản Lý Dự Án cho một công trình thì phải tiến hành các trình tự công việc dưới đây.
I.    Giai đoạn chuẩn bị :
Nhà thầu tiến hành phối hợp với các bên liên quan để theo dõi tiến độ thi công của các bên liên quan để thực hiện các công việc liên quan, đáp ứng tiến độ chung cho công trình.
Lập bản vẽ triển khai thi công cho từng công việc trình Chủ Đầu Tư  và Ban Quản Lý Dự Án phê duyệt.
Vật tư vật liệu:
Tất cả các vật liệu phải trình trước khi đưa vào công trình và phải đúng chuẩn loại theo hồ sơ giao thầu hoặc trúng thầu, hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.
Nếu thay đổi chủng loại vật liệu thì phải trình cho Chủ Đầu Tư và Tư Vấn Thiết Kế xem xét ký duyệt trước khi đưa vào công trình.
Khi đưa vật tư vật liệu vào công trình để tiến hành thi công sẽ lập phiếu chấp thuận.
Đồng thời cung cấp các hồ sơ nguồn gốc xuất xứ và và chứng nhận hàng hoá của các loại vật tư vật liệu đã được ký duyệt.
Đối với vật liệu, thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài phải phù hợp các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, có chứng CO, CQ bản sao.
II.    Giai đoạn thi công tại công trình :
- Trên cơ sở bản vẽ triển khai thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt từ đó tiến hành thi  công thực tế tại công trình.
Đơn Vị Thi Công tiến hành sử dụng vật tư, thiết bị đã được chấp thuận triển khai thi công.
A. Hệ thống cấp nước chữa cháy.
1.   Gia công sắt V treo đường ống STK, sử dụng cùm U cố định ống. 
2.  Lắp đặt ống STK bằng phương pháp hàn điện v ren theo tiêu chuẩn
+ TCVN 5873:1995._ Mối hàn thép
+ TCVN 7472:2005._ Hàn. Các liên kết hàn nóng chảy ở thép
Dùng que hàn không rỉ sét 3.2 ly
3.  Lắp đặt ống đứng vào vị trí gắn tủ.
4.   lắp đặt tủ chữa cháy, trụ chữa cháy, lăng phun, máy bơm chữa cháy.
B. Hệ thống chống sét
1.  Lắp đặt bi tiếp địa chống sét, tiến hành đào đất đào thành rảnh ngang 30 phân sâu 40 phân khoảnh cách giữa hai cọc theo thiết kế đã được duyệt, khi đóng song tiến hành rải dây cáp dung ốc siết cáp nối dây cáp vào cọc.
2.   Khi thi công song phải kiểm tra điện trở đất của bi nếu nhỏ hơn 10 ôm thì mới được gắn kim, nếu lớn hơn 10 ôm phải sử lý bằng hóa chất hoặc đóng thêm cọc.
3.   Dây cáp từ trên mái đi xuống sẽ được đi trong ống bảo vệ PVC D20 định vị bằng móc U sắt kết nối vào bải tiếp địa qua hộp kiểm tra điện trở đất.
C. Hệ thống báo cháy
1.  Đi dây tất cả các vị trí lắp đặt đầu báo, khẩn, cịi về vị trí đặt trung tâm báo cháy
2.  Tiến hành đo điện trở cách điện, đo thông mạch cho hệ thống dây đã lắp đặt.
3. Lắp đặt thiết bị (đầu báo cháy, nút nhấn khẩn, còi báo động, tủ trung tâm báo cháy……).
4.   Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống và cho chạy thử thiết bị
Kiểm tra toàn bộ hệ thống và chỉnh sửa các thiếu sót (nếu có).

phu kien chong setHệ Thống Chữa Cháy (FM-200 & HFC-227ea)Hệ thống chữa cháy FM200/HFC227ea (miniPackage) được thiết kế để bảo vệ một không gian hẹp (dưới 1500 m3).

Nó phun ra một chất khí chữa cháy ''sạch'' có tên là FM200 (Tyco, Kidde) hoặc HFC227ea (Nittan).

Chất khí này không những có tác dụng chữa cháy hiệu quả, mà nó còn cân bằng được lượng khí O2 cần thiết để cho con người hô hấp tạm thời trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, với chất khí chữa cháy ''sạch'' này, sau khi hoàn tất nhiệm vụ chữa cháy, nó không để lại hậu qủa tai hại nào đối với các vật dụng, máy móc nằm trong khu vực vừa được chữa cháy.

Hệ thống này ứng dụng thích hợp tại những môi trường trong sạch, nơi có con người làm việc, và có trang bị những loại máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao.phu kien chong setHệ thống báo cháy
phu kien chong set

Hệ thống báo cháy

Giá bán: 0 VNĐ
Hệ Thống Báo Cháy Qui Ước, trong nhiều hình thức khác nhau, đã tồn tại trong nhiều năm. Mặc dù ít thay đổi về căn bản trong thời đại kỹ thuật, nhưng theo thời gian, đặc điểm thiết kế và độ tin cậy của nó đã được nâng cao một cách lớn lao. phu kien chong set

Hệ thống báo cháy

I. Hệ thống báo cháy qui ước

Hệ Thống Báo Cháy Qui Ước, trong nhiều hình thức khác nhau, đã tồn tại trong nhiều năm. Mặc dù ít thay đổi về căn bản trong thời đại kỹ thuật, nhưng theo thời gian, đặc điểm thiết kế & độ tin cậy của nó đã được nâng cao một cách lớn lao.

Chính Hệ Thống Báo Cháy Qui Ước đã chứng minh hùng hồn vai trò của nó trong việc bảo vệ hữu hiệu tài sản và sinh mạng con người trong hàng triệu trường hợp hỏa hoạn trên khắp thế giới. Hệ Thống Báo Cháy Qui Ước thường là lựa chọn tự nhiên của những hiện trường nhỏ, hoặc những nơi mà ngân sách có giới hạn.

Trong Hệ Thống Báo Cháy Qui Ước, tính chất 'thông minh' của hệ thống chỉ tập trung vào tủ điều khiển hệ thống báo cháy (control panel), nơi nhận những tín hiệu tạo ra bởi những đầu báo cháy hoặc công tắc khẩn loại qui ước, và rồi, tới lượt nó, tủ điều khiển lại truyền tín hiệu đến các thiết bị báo động khác.

Những đầu báo cháy qui ước thường được nối kết với tủ điều khiển bằng những mạch dây, mỗi mạch dây bảo vệ một khu vực của hiện trường. 

Đầu báo cháy hiển thị 2 trạng thái: trạng thái bình thường và trạng thái báo động.

Thông thường, tủ điều khiển được chia thành nhiều zone (mạch zone 1, 2, 3, 4, ..., 8 v.v..) và 2 mạch chuông riêng biệt.

SƠ ĐỒ MẪU HỆ THỐNG BÁO CHÁY QUI ƯỚC

phu kien chong set


Nhiệm vụ của các thiết bị thuộc hệ thống báo cháy:

*Control Panel: Trung tâm điều khiển hệ thống.
Nơi hiển thị những thông tin liên quan đến trạng thái hoạt động của hệ thống. Khi có báo động hoặc có lỗi kỹ thuật, nó báo cho biết nơi nào đã xảy ra sự cố, nhờ đó con người có thể nhanh chóng chọn biện pháp đối phó thích hợp.
Control Panel nhận tín hiệu ngõ vào từ các thiết bị khởi báo (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, công tắc khẩn, ...) và phát ra các tín hiệu tới các ngõ ra (chuông, còi, loa phóng thanh, đèn báo cháy,...)
Nhiều thiết bị khởi báo có thể nối chung vào một mạch dây. Mỗi mạch dây chạy về tủ trung tâm gọi là một zone.

*Annunciator (Bộ Hiển Thị Phụ):
Tại những hiện trường rộng lớn, nơi mà việc hiển thị thông tin báo cháy cần thông báo tại hơn một vị trí, thì dùng annunciator như là một thiết bị hiển thị bổ sung. Control Panel là nơi hiển thị thứ nhất. Annunciator là nơi hiển thị thứ hai.
Có thể nối kết cùng lúc nhiều annunciator.

*Đầu Báo Khói:
Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu sẽ có khói xuất hiện như là dấu hiệu đầu tiên khi có cháy xảy ra.
Khói phát ra từ nguồn cháy, bay lên cao, xâm nhập vào bầu cảm ứng của đầu báo khói, và kích hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy.
Đầu báo khói phổ biến hiện nay là đầu báo khói quang điện (photoelectric), spot hoặc beam.

*Đầu Báo Nhiệt:
Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu rằng hơi nóng (nhiệt) xuất hiện trong bầu không khí chung quanh đầu báo như là dấu hiệu đầu tiên khi có cháy xảy ra.
Nhiệt phát ra từ nguồn cháy, kích hoạt bộ phân cảm nhiệt của đầu báo khói, và kích hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy.
Có 2 loại đầu báo nhiệt: đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng.
Đầu báo nhiệt cố định kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung quanh nó tăng lên tới một ngưỡng đã được xác định trước, thí dụ 580C, 680C, 1080C chẳng hạn.
Còn đầu báo nhiệt gia tăng thì kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung quanh nó đột ngột tăng lên bất thường trong một khoảng thời gian ngắn; thí dụ tăng đột ngột 60C/phút, 80C/phút.

*Đầu Báo Lửa:
Phát hiện tia cực tím phát ra từ ngọn lửa. Nó rất nhạy cảm với tia lửa, thường được dùng tại những môi trường vô cùng nhạy cảm, dễ bắt lửa, thí dụ như kho chứa xăng dầu.

*Công Tắc Khẩn:
Nếu những thiết bị khởi báo trên là loại thiết bị kích hoạt tự động, thì công tắc khẩn là loại thiết bị kích hoạt thủ công. Nói cách khác, con người có thể chủ động kích hoạt tín hiệu báo cháy bằng cách tác động vào thiết bị này mỗi khi chính mình tận mắt phát hiện cháy trước khi các thiết bị báo cháy khởi kích.

*Chuông/Còi/Loa Phóng Thanh/Đèn Báo Cháy:
Thông báo sự cố cháy cho những người đang sinh hoạt trong khu vực có ảnh hưởng biết, để tìm lối thoát hiểm.

II. Hệ Thống Báo Cháy Địa Chỉ

Hệ Thống Báo Cháy Có Địa Chỉ khác với Hệ Thống Báo Cháy Qui Ước ở phương pháp xử lý tín hiệu, có tốc độ nhận dạng linh hoạt hơn, thông minh hơn, và phạm vi kiểm soát lớn hơn.

Nó kết hợp kỹ thuật vi tính và kỹ thuật truyền dữ liệu hiện đại để giám sát và điều khiển hệ thống - xứng đáng là một hệ thống thông minh, được chọn áp dụng ở qui mô vừa hoặc lớn, hoặc cho những hiện trường phức tạp.

Trong một hệ thống báo cháy analog có địa chỉ, những đầu báo cháy nối kết nhau, được chạy thành loop chung quanh hiện trường, mỗi đầu báo có một địa chỉ riêng. Hệ thống có thể có một hoặc nhiều loop, tùy kích cỡ hệ thống và yêu cầu thiết kế.

Tủ điều khiển liên lạc với từng đầu báo một cách độc lập, và liên tục nhận báo cáo về trạng thái hoạt động của đầu báo: trạng thái bình thường, trạng thái báo động, hoặc trạng thái lỗi kỹ thuật.

Vì mỗi đầu báo có một địa chỉ độc lập, nên tủ điều khiển báo cháy có thể hiển thị chính xác vị trí của thiết bị có vấn đề, nhờ đó nhanh chóng định vị sự cố liên quan.

Bên trong đầu báo địa chỉ, tự nó có những bộ phận 'thông minh' có khả năng dự báo 'phòng xa', trước khi báo tình trạng cháy thật hoặc trouble thật xảy ra, chẳng hạn nó truyền tín hiệu báo cho biết đầu báo có nhiều bụi bặm bám ở mưc độ đã được xác định trước.

Đầu báo có địa chỉ cũng truyền tín hiệu cảnh báo sớm khi phát hiện khói/nhiệt ở mức đã được lập trình trước...

Hệ thống báo cháy địa chỉ cũng có thể kết hợp các thiết bị báo cháy loại qui ước (conventional).


SƠ ĐỒ MẪU HỆ THỐNG BÁO CHÁY CÓ ĐỊA CHỈ

phu kien chong set


Nhiệm vụ của các thiết bị thuộc hệ thống báo cháy:

*Control Panel: Trung tâm điều khiển hệ thống.
Nơi hiển thị những thông tin liên quan đến trạng thái hoạt động của hệ thống. Khi có báo động hoặc có lỗi kỹ thuật, nó báo cho biết chính xác địa chỉ nơi đã xảy ra sự cố, đồng thời hiển thị thông tin ấy trên màn hình tinh thể lỏng, nhờ đó con người có thể nhanh chóng chọn biện pháp đối phó thích hợp.
Control Panel nhận tín hiệu ngõ vào từ các thiết bị khởi báo (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, công tắc khẩn, ...) và phát ra các tín hiệu tới các ngõ ra (chuông, còi, loa phóng thanh, đèn báo cháy,...)
Hằng trăm thiết bị khởi báo (với mỗi thiết bị một địa chỉ) có thể nối chung vào một mạch dây và chạy về tủ trung tâm, tạo thành một loop. Điều này giúp cho việc chạy dây trở nên đơn giản, tiết kiệm phí tổn đáng kể.
Mỗi tủ trung tâm có thể quản lý nhiều loop.

*Annunciator (Bộ Hiển Thị Phụ):
Tại những hiện trường rộng lớn, nơi mà việc hiển thị thông tin báo cháy cần thông báo tại hơn một vị trí, thì dùng annunciator như là một thiết bị hiển thị bổ sung.
Control Panel là nơi hiển thị thứ nhất.
Annunciator là nơi hiển thị thứ hai.
Có thể nối kết cùng lúc nhiều annunciator.

*Đầu Báo Khói (Địa Chỉ):
Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu sẽ có khói xuất hiện như là dấu hiệu đầu tiên khi có cháy xảy ra.
Khói phát ra từ nguồn cháy, bay lên cao, xâm nhập vào bầu cảm ứng của đầu báo khói, và kích hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy.
Đầu báo khói phổ biến hiện nay là đầu báo khói quang điện (photoelectric), spot hoặc beam.
Mỗi đầu báo khói địa chỉ được xác lập một 'địa chỉ' riêng, nhờ đó, khi có sự cố, nó tự báo cho tủ trung tâm biết đích xác vị trí của nó được lắp đặt trong hệ thống. Thí dụ đầu báo khói được lắp đặt tại phòng 504 trong một khách sạn, khi bị kích hoạt, nó sẽ hiển thị thông tin đầy đủ tại panel để chủ nhân hệ thống biết là chính nó kích hoạt.

*Đầu Báo Nhiệt (Địa Chỉ):
Nó cũng có những đặc điểm về địa chỉ như đầu báo khói. Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu rằng hơi nóng (nhiệt) xuất hiện trong bầu không khí chung quanh đầu báo như là dấu hiệu đầu tiên khi có cháy xảy ra.
Nhiệt phát ra từ nguồn cháy, kích hoạt bộ phân cảm nhiệt của đầu báo khói, và kích hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy.
Có 2 loại đầu báo nhiệt: đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng.
Đầu báo nhiệt cố định kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung quanh nó tăng lên tới một ngưỡng đã được xác định trước, thí dụ 580C, 680C, 1080C chẳng hạn.
Còn đầu báo nhiệt gia tăng thì kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung quanh nó đột ngột tăng lên bất thường trong một khoảng thời gian ngắn; thí dụ tăng đột ngột 60C/phút, 80C/phút.

*Đầu Báo Lửa:
Phát hiện tia cực tím phát ra từ ngọn lửa. Nó rất nhạy cảm với tia lửa, thường được dùng tại những môi trường vô cùng nhạy cảm, dễ bắt lửa, thí dụ như kho chứa xăng dầu.

*Công Tắc Khẩn:
Nếu những thiết bị khởi báo trên là loại thiết bị kích hoạt tự động, thì công tắc khẩn là loại thiết bị kích hoạt thủ công.
Nói cách khác, con người có thể chủ động kích hoạt tín hiệu báo cháy bằng cách tác động vào thiết bị này mỗi khi chính mình tận mắt phát hiện cháy trước khi các thiết bị báo cháy khởi kích.

*Chuông/Còi/Loa Phóng Thanh/Đèn Báo Cháy:
Thông báo sự cố cháy cho những người đang sinh hoạt trong khu vực có ảnh hưởng biết, để tìm lối thoát hiểm.


III. Hệ Thống Báo Động Chất Khí Dễ Cháy & Khí Độc Hại

phu kien chong set

Thiết bị báo gas


LPG hoặc CH4 (Methane) thường được dùng làm nhiên liệu để nấu nướng hoặc sưởi ấm.
Trong trường hợp bình thường, những chất khí này được tỏ ra an toàn. Tuy nhiên, nếu có sơ sót trong khi dùng, khí bị rò rỉ, nó có thể trở thành một mối nguy hiểm.
Sự tập trung của các chất khí bị rò rỉ từ đường ống dẫn hoặc các van có thể tạo ra nguy cơ cháy hoặc nổ.
Đầu báo gas (hoạt động độc lập) hoặc hệ thống báo gas (nối kết nhiều đầu báo cùng hoạt động chung trong một hệ thống) được dùng để phát hiện và báo động hiện tượng những chất khí dễ cháy hoặc chất khí độc hại bị rò rỉ.
Trong điều kiện bình thường, khí được chứa an toàn trong bình chứa, nhưng nếu rò rỉ, nó trở thành hiểm họa tiềm tàng cho người và cho tài sản của bạn. Nó có thể gây cháy hoặc nổ.
Hệ thống báo gas liên tục giám sát và tự động báo cho biết bằng âm thanh và bằng đèn hiển thị mức độ rò rỉ các loại chất khí dễ cháy.

phu kien chong set


Hệ thống báo gas đa năng thỏa mãn nhiều yêu cầu của khách hàng, ứng dụng trong nhà máy sản xuất, nhà kho, các phương tiện vận chuyển LPG v.v...
Ngoài thiết bị báo động các chất khí dễ cháy, chúng tôi còn cung cấp nhũng thiết bị báo động khí độc hại, báo động môi trường thiếu oxy.

phu kien chong set

Control panel & CO detector


Hệ thống COsensor là một hệ thống điện tử vi xử lý của COFEM, có khả năng dò và ước định sự hiện hiện của khí carbon monoxide trong một khu vực đóng kín (bãi đậu xe, xưởng sản xuất, đường hầm, v...v...) và điều khiển (kích hoạt) thiết bị hút khí, và/hoặc kích hoạt báo động khi xuất hiện tình trạng khí CO tập trung ở một ngưỡng đã được chỉ định trước.
Trên hệ thống dò CO sensor, có các đầu dò được nối kết thành zone và dẫn về control panel. Mỗi control panel có thể có một hoặc nhiều zone.

 
phu kien chong setphu kien chong set

Control panel & gas detector

 phu kien chong setKiểm tra thi công cấp nước chữa cháyphu kien chong setHệ Thống Chữa Cháy Foam

Hệ Thống Chữa Cháy Foam

phu kien chong set

Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.
Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do nó giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống foam hiện nay được tin dùng rộng rãi. Giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng để dập tắt lửa, nghĩa là giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại.
Đối với loại foam giãn nở cao, thì hầu như chẳng hư hại gì cả cho hàng hóa, và chỉ trong một thời gian ngắn, cả nhà kho đều trở lại bình thường.
Hệ thống foam được ứng dụng tại những nơi đặc biệt có rủi ro cao về cháy nổ, được chọn lựa thận trọng, yêu cầu phải trang bị thích hợp chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt, các thiết bị phun bọt, và sự phối hợp hưu hiệu giữa các bộ phận ấy trong một hệ thống chữa cháy.
Bọt cô đặc là một chất đối chọi với xăng dầu. Mặc dù nó có cùng chung tiêu chuẩn, tuy nhiên, mỗi loại bọt - protein và fluoroprotein - có những đặc điểm riêng, ứng dụng thích hợp hoặc kém thích hợp hơn đối với từng hiện trường cụ thể.
Hệ thống trộn bọt có thể là loại ''balanced pressure'' hoặc ''inline''.
Đầu phun bọt có thể là đầu sprinkler, spray, nozzle, monitor, foam pourer, hoặc high expantion foam generator, tùy theo hệ thống foam được dùng.

Nguyên Lý Chữa Cháy
Tùy theo loại bọt, foam có thể chữa cháy bằng nhiều cách:
Hoặc là dùng bọt foam phủ trùm lên trên bề mặt chất cháy một lớp bọt dày, dập tắt ngọn lửa và cách ly nhiên liệu không cho tiếp tục tiếp xúc với không khí, hoặc là làm lạnh nhiên liệu bằng lượng nước có chứa trong bọt, hoặc là trùm phủ không cho chất lỏng (nhiên liệu) bốc hơi và hòa trộn vào không khí.

Bọt Chữa Cháy Foam là gì?
Nói đơn giản, bọt chữa cháy là một mãng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Foam được tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Dung dịch này lại được trộn với không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sàng phun lên bề mặt vật gây cháy và dập tắt cháy

Vài Loại Bọt (thông dụng):
Foam AFFF là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn sương phủ trên mặt phẳng của nhiên liệu có hydrocarbon.
Foam ARC (alcohol-resistant concentrate) là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn nhấy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan.

Nếu công ty của bạn, hoặc nhà máy, hoặc nhà kho, hoặc viện bào chế, hoặc xưởng chế biến, hoặc đơn vị vận tải những chất lỏng dễ cháy ... thì nguy cơ bị cháy tàn phá là diều có thật.phu kien chong setHệ Thống Chữa Cháy Tự Độngphu kien chong setHệ Thống Báo Cháy Tự Độngphu kien chong setCấp nước chữa cháy Trạm Biến Áp 500Kv

 

CÁC DỊCH VỤ KHÁC:
GIỎ HÀNG
Sản phẩm:   0 cái
Thành tiền:   0 VNĐ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Trang chủGiới thiệuSản phẩmDịch vụLiên hệ
Bản quyền thuộc về Công ty Cổ Phần Bảo Trì Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 1/6, đường 12, KP2, P.Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Email: daunhotdaukhi@gmail.com    -   lengoc_vinh@yahoo.com
Thiết kế và phát triển bởi E.M.S.V.N
Đang online: 18
Lượt truy cập: 928194687